当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Al Duhail vs Al 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Mallorca, 18h45 ngày 12/4: Đối thủ yêu thích
Bánh mì lát với thịt hun khói, trứng chần và sốt Hollandaise béo ngậy là món ăn sáng nổi tiếng của Mỹ. Ảnh: Downshiftology.
- Độ khó: 2/5
- Chuẩn bị: 5 phút
- Thời gian nấu: 10-15 phút
Nguyên liệu
- 3 lòng đỏ trứng gà
- 1 quả trứng gà
- 180 g bơ nhạt (đun chảy)
- 15 ml nước cốt chanh
- Bột ớt, muối, hạt tiêu
- Bánh mì lát
- Thịt xông khói
Cách làm
- Chuẩn bị sốt Hollandaise bằng cách đun cách thủy kết hợp đánh lòng đỏ trứng và nước cốt chanh. Sau đó, thêm từ từ bơ đun chảy, bột ớt, muối, hạt tiêu và khuấy đều đến khi sốt sánh mịn.
- Đập trứng vào chén nhỏ rồi chần trong nước sôi khoảng 1-2 phút.
- Đặt bánh mì lát lên đĩa, thêm lần lượt thịt xông khói, trứng chần và sốt Hollandaise.
- Cuối cùng, rắc bột ớt, rau thơm rồi thưởng thức.
Lưu ý:
- Khi làm sốt Hollandaise chỉ nên để nước sôi vừa phải, không nguội và cũng không nóng quá. Nếu nước quá sôi, lòng đỏ trứng có thể bị chín khiến sốt đông đặc.
- Làm nóng bánh mì bằng chảo hoặc lò nướng trước khi thưởng thức.
_____
Trứng hấp
![]() |
Món ăn có kết cấu mềm mịn và bóng mượt chỉ mất khoảng 20 phút nấu nướng. Ảnh: Huangkitchen. |
- Độ khó: 2/5
- Chuẩn bị: 10 phút
- Thời gian nấu: 10 phút
Nguyên liệu
- 300 ml nước
- 3 quả trứng gà
- Xì dầu, muối, hạt tiêu
- Hành lá
- Tỏi phi
Cách làm
- Đánh 3 quả trứng với nước, muối, hạt tiêu.
- Lọc hỗn hợp trứng vào bát tô chịu nhiệt.
- Bọc trứng bằng màng thực phẩm.
- Hấp cách thủy khoảng 10-12 phút với lửa nhỏ.
- Trang trí trứng với xì dầu, hành lá và tỏi phi.
Lưu ý:
- Không nên hấp với lửa lớn để tránh bề mặt trứng bị thô và nứt.
- Lọc hỗn hợp qua rây trước khi hấp để loại bỏ bọt khí, đảm bảo bề mặt mịn và bóng mượt.
_____
Trứng ốp la sốt xì dầu
![]() |
Trứng ốp la sốt xì dầu là món ăn đơn giản mà ngon, thích hợp cho người bận rộn. Ảnh: Englishtenses. |
- Độ khó: 1/5
- Chuẩn bị: 5 phút
- Thời gian nấu: 10 phút
Nguyên liệu
- 4 quả trứng
- Hành tây
- Hành tím
- Ớt tươi
- Rau mùi
- Dầu ăn
Cách làm
- Thái lát hành tây, băm nhỏ hành tím và ớt tươi.
- Làm nóng chảo dầu, ốp la lần lượt 4 quả trứng (độ chín tùy khẩu vị) rồi cho ra đĩa.
- Phi thơm hành tím, thêm hành tây, ớt tươi và hỗn hợp sốt.
- Đun đến khi nước sốt sôi sủi bọt sau đó rưới lên đĩa trứng.
- Thưởng thức với bánh mì hoặc cơm nóng.
_____
Trứng cuộn kiểu Nhật
![]() |
Trứng cuộn kiểu Nhật (Tamagoyaki) thường được người Nhật lựa chọn cho cơm hộp bento. Ảnh: Eugenie Kitchen. |
- Độ khó: 2/5
- Chuẩn bị: 5 phút
- Thời gian nấu: 10 phút
Nguyên liệu
- 4 quả trứng
- 20 ml sữa tươi
- Cà rốt
- Hành lá
- Dầu ăn, muối
Cách làm
- Đánh 4 quả trứng với muối và sữa tươi.
- Lọc hỗn hợp trứng qua rây để loại bỏ bọt khí (giúp trứng mịn hơn).
- Hành lá, cà rốt xắt nhỏ, thêm vào tô đựng trứng.
- Phết dầu ăn lên chảo nóng, đổ một lớp trứng mỏng, chiên với lửa nhỏ.
- Đợi trứng thành hình rồi cuộn lại, tiếp tục đổ thêm một lớp trứng rồi cuộn thêm vào miếng trước đó.
- Làm tương tự cho đến hết.
- Thưởng thức với cơm nóng.
_____
Khổ qua xào trứng
![]() |
Hương vị mặn nhẹ và béo của lòng đỏ trứng muối nâng khổ qua lên tầm cao mới. Ảnh: Huangkitchen. |
- Độ khó: 2/5
- Chuẩn bị: 10 phút
- Thời gian nấu: 10 phút
Nguyên liệu
- 400 g khổ qua (mướp đắng)
- 1 quả trứng gà
- 1-2 lòng đỏ trứng muối (tùy khẩu vị)
- Dầu ăn, muối
Cách làm
- Khổ qua rửa sạch, bổ đôi, dùng thìa nạo bỏ phần ruột rồi thái thành lát mỏng vừa ăn.
- Hấp lòng đỏ trứng muối đến khi chín rồi dầm nhuyễn.
- Làm nóng chảo với dầu ăn, đảo nhanh khổ qua với muối trong 2 phút sau đó cho ra đĩa.
- Kế đến cho trứng đánh vào chảo đảo đều, thêm trứng muối và khổ qua.
- Thưởng thức món ăn khi còn nóng.
Lưu ý
- Khổ qua có màu xanh đậm sẽ đắng hơn quả có màu nhạt.
- Lòng đỏ trứng muối có thể mua sẵn.
- Chần khổ qua trong nước muối khoảng 1 phút trước khi chế biến nếu muốn loại bỏ vị đắng.
Theo Zing
Trong vòng chưa đầy 5 phút, bạn có thể làm được tô cơm nóng với trứng và xì dầu đậm đà.
" alt="5 cách chế biến món ngon với trứng"/>- Năm nay, quy chế Giải thưởng Sách quốc gia có những thay đổi gì, thưa ông?
Quy chế Giải thưởng Sách quốc gia năm nay có sự thay đổi tương đối lớn. Bên cạnh ba đơn vị giới thiệu sách dự giải từ trước đến nay vẫn đang làm là: Các NXB; Đơn vị liên kết xuất bản; Các đơn vị, cơ quan quản lý và các tổ chức nghiên cứu, chúng tôi bổ sung thêm đối tượng thứ tư - các cơ quan truyền thông.
Mặc dù năm nay chúng tôi chưa nhận được giới thiệu chính thức từ phía truyền thông nhưng giới thiệu “không chính thức” đã có. Điều này đem lại những kết quả nhất định, thể hiện rõ nét qua việc tăng số tác phẩm dự thi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng mở rộng cơ cấu giải thưởng. Bên cạnh các giải thưởng A, B, C cho từng mảng sách thì có thêm giải Khuyến khích để động viên các NXB tham gia.
Về tiêu chí xét chọn giải, cơ cấu tính điểm ở mỗi mùa giải, các mảng sách khác nhau sẽ có cách tính khác nhau, nhưng phần lớn dựa trên 3 nội dung chính: tính tư tưởng, tính thực tiễn và tính khoa học. Mùa giải này, chúng tôi bổ sung thêm một yếu tố nữa, làm sâu sắc hơn tính thực tiễn, đó là tính lan tỏa. Nghĩa là cuốn sách đó không những phải đảm bảo tiêu chí về mặt tư tưởng, khoa học, thực tiễn và còn phải đảm bảo thêm tiêu chí lan tỏa rộng khắp.
Sự lan tỏa được đánh giá dựa trên 4 yếu tố quan trọng:
Thứ nhất, dựa trên sự đánh giá về số lượng bản sách in. Chúng tôi thống nhất không phải bất kỳ cuốn sách nào chỉ dựa trên số lượng in sẽ đánh giá được sự lan tỏa, song đó vẫn là một tiêu chí cần thiết.
Thứ hai, dựa trên việc báo chí thông tin về cuốn sách. Có thể tác phẩm không có số lượng in nhiều nhưng nếu được truyền thông quan tâm thì đó cũng là tiêu chí đánh giá cho sự lan tỏa.
Thứ balà tiêu chí trong giới, thành viên Ban giám khảo đều là những chuyên gia trong giới, tổ chức hội. Khi các tác giả là chuyên gia đầu ngành tham gia họ cũng hiểu rất rõ cuốn sách tác động và “định vị” như thế nào trong giới của mình, nhất là công trình nghiên cứu khoa học.
Thứ tư, chúng tôi tính toán đến việc những tác phẩm được trao thưởng sẽ tạo hiệu ứng, truyền thông và tác động như thế nào.
Dựa trên 4 yếu tố đó, mặc dù cơ cấu tính điểm chỉ chiếm 15%, nhưng cũng là nỗ lực bước đầu để khắc phục những hạn chế trước đây: tuy chấm rất kỹ nhưng chưa lựa chọn được tác phẩm tạo ra sự lan tỏa và công chúng ghi nhận.
Năm 2023, với tinh thần đổi mới quyết liệt, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Hội phối hợp chặt chẽ triển khai một cách hiệu quả hơn, ngay từ việc trao giải. Chúng tôi cũng chuyển địa điểm tổ chức, từ Nhà hát VOV sang Nhà hát Lớn - địa điểm mang nhiều dấu ấn về mặt văn hóa, lịch sử nhằm tạo hiệu ứng truyền thông tốt hơn.
- Giải thưởng năm nay có sự góp mặt của sách nói, sách điện tử không, thưa ông?
Đây là một khiếm khuyết, chúng tôi chưa có giải thưởng cho nội dung sách điện tử. Và cũng có một lý do là hầu như sách điện tử năm nay không phải sách mới, là những cuốn xuất bản, tái bản lại dưới hình thức điện tử của sách in. Chưa có tác phẩm nào được xuất bản trực tiếp thành điện tử (chỉ trừ một số sách có nội dung tuyên truyền đặc biệt).
Năm nay sách điện tử phát triển là điều đáng mừng, là “hiện tượng” của ngành xuất bản. Tôi tin rằng nhìn vào sự khởi sắc của sách điện tử, sách nói, hội đồng cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có chỉ đạo mới để chấm riêng thể loại này.
Với sách điện tử, có một chỉ số rất rõ ràng và tường minh đó là số lượng người đọc. Chúng tôi kỳ vọng tới đây dù chưa có giải riêng cho sách điện tử nhưng sẽ lấy kênh sách điện tử như một tiêu chí đánh giá tính lan tỏa của cuốn sách.
- Có ý kiến cho rằng, người ngồi trong hội đồng có sách dự giải là không hợp lệ, quan điểm của ông như thế nào?
Chưa cần báo chí phải lên tiếng, từ trước đến nay chúng tôi bao giờ cũng có một quy chế và cơ chế, đó là các thành viên chấm giải có tác phẩm tham dự tuyệt đối không được chấm sách của mình.
Ví dụ nhà xuất bản mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều làm Giám đốc (NXB Hội Nhà văn) gửi các sách lên dự giải, anh Thiều cũng chủ động không dự và bỏ phiếu cho các tác phẩm đó. Bản thân những người có uy tín rất biết cách gìn giữ hình ảnh của họ, chưa cần nói đến quy chế.
Vì vậy, không bao giờ có chuyện người tham gia hội đồng bỏ phiếu cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, do giá trị của tác phẩm nên hội đồng vẫn ghi nhận và xét giải.
Bên cạnh đó, quy chế của giải thưởng rất nghiêm ngặt khi bỏ phiếu, nếu vắng mặt với bất cứ lý do gì đều được tính là “phiếu không”. Quy định chặt chẽ như vậy nhằm đảm bảo tất cả các thành viên hội đồng phải cố gắng có mặt đầy đủ và thể hiện quan điểm với trách nhiệm cao nhất.
- Tỷ lệ sách dịch tham gia dự giải năm nay như thế nào, thưa ông?
Có ba mảng sách mà tỷ lệ sách dịch chiếm tương đối lớn, thậm chí có thể nói là rất lớn: sách thiếu nhi, sách văn học, sách khoa học công nghệ (không kể sách tham khảo để học tập).
Khi đưa vào xét giải, số lượng sách dịch không nhiều so với mọi năm. Các tác giả mảng sách khoa học công nghệ, phần lớn vẫn là người Việt, kể cả những công trình nghiên cứu chính trị năm nay cũng có sự kết hợp giữa tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài. Ở góc độ nào đó, chúng tôi vẫn xác định đó là những cuốn sách xuất bản tại Việt Nam.
Tác phẩm thiếu nhi năm nay được trao giải hoàn toàn là sách của Việt Nam. So với mọi năm các tác giả, nhà xuất bản cũng chú trọng hơn trong việc giới thiệu sách của tác giả trong nước. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa chúng tôi “kỳ thị” sách dịch. Bởi sách dịch vẫn thực hiện nhiệm vụ quan trọng là cung cấp các tri thức mới, thậm chí sự kiện mới.
Năm nay, số lượng NXB dự giải giảm vì có 10 NXB và đơn vị xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo - mảng sách này không được chấm.
Trải qua 2 năm dịch Covid, nhiều đơn vị gặp khó khăn. Chúng tôi chứng kiến câu chuyện của nhiều đơn vị chỉ thực hiện tái bản các cuốn sách và tập trung xuất bản với số lượng không nhiều để thu được nguồn lực, tạo điều kiện vượt qua giai đoạn nhiều trở ngại.
Năm 2023 cũng là một năm nhiều thách thức đối với ngành xuất bản. Doanh thu dự kiến khoảng dưới 4.000 tỷ đồng, như vậy so với 4.500 tỷ năm ngoái đã giảm tương đối lớn. Song không vì thế mà các đơn vị không hào hứng. 41 đơn vị tham gia với số lượng sách tăng khoảng 15 cuốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhìn thấy các tác phẩm mới của Nhà xuất bản Sư phạm TP. HCM, họ đầu tư lớn để xuất bản sách phục vụ người mù hoàn toàn tình nguyện. Thể hiện rõ tinh thần của các đơn vị sau khi làm SGK, có nguồn lực nhất định đều muốn tập trung tái đầu tư phục vụ cộng đồng.
Những năm gần đây, sau cuốn sách Chang hoang dã, các tác giả người Việt đã quay trở lại và nhiều cây bút trẻ nổi lên cùng hiệu ứng câu chuyện xuất bản trên mạng, các chương trình quỹ xây dựng cộng đồng về xuất bản.
Các nhà xuất bản cũng chú ý tới mảng sách thiếu nhi và tác giả Việt Nam. Vì vậy, các giải thưởng năm nay tập trung nhiều hơn cho tác giả Việt Nam. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng cân bằng và đưa tỷ lệ sách dịch phù hợp vào nội bộ.
Với đội thất bại, thủ lĩnh sẽ phải chịu trừng phạt, bị sếp bắn dây chun vào cổ tay. Cổ tay của một số cô gái đã đỏ lừ, sưng tấy. Mục đích của việc này là để nhân viên thấu hiểu trách nhiệm nặng nề, sự thiệt thòi của thủ lĩnh và sức mạnh của đội nhóm.
Nữ CEO của công ty khẳng định, trò chơi đã chạm đến cảm xúc của người tham gia và những người đứng ngoài không hiểu được điều đó.
Một cô gái tham gia trải nghiệm cũng thổ lộ, bản thân đã nhận được bài học giá trị từ thử thách bắn chun. Trước đó, cô từng vượt nhiều thử thách, trải nghiệm khắc nghiệt hơn khi tham gia các khóa đào tạo bán hàng hệ thống.
Trước đó, vào cuối tháng 8, mạng xã hội từng xôn xao trước video đội nhóm tham gia thử thách cõng nhau giẫm lên gai hoa hồng.
Video này cũng là về một khóa học đào tạo dành cho người bán hàng hệ thống. Từ sếp đến nhân viên của công ty cùng tham gia thử thách cõng nhau bước qua con đường trải hoa hồng gai.
Người giẫm lên gai hoa hồng bật khóc vì đau đớn, người được cõng và cả những người chứng kiến cũng rơi nước mắt. Thử thách này nhằm mục đích đào tạo bán lĩnh cho các thành viên trong công ty.
Để phản bác ý kiến cho rằng hoa hồng không có gai, một nhân viên còn quay cận cảnh cành hồng đầy gai nhọn để chứng minh độ xác thực của thử thách. Hành động này càng khiến người xem khó hiểu.
Đa phần đều cho rằng, bắn chun và cõng nhau giẫm lên gai hoa hồng là thử thách điên rồ, lố bịch, không mang tính giáo dục.
Cách thức đào tạo phi giáo dục
Trao đổi với PV VietNamNet, chuyên gia tâm lý, TS. Phạm Thị Thúy khẳng định, bắn dây chun là trò chơi phi giáo dục. “Mục đích tổ chức có thể tốt cho buổi đào tạo nhưng cách thực hiện lại gây tổn hại cho thể chất, tinh thần của người khác.
Tôi rất phản đối các trò chơi phản cảm như thế này. Người tổ chức thiếu hiểu biết về giáo dục và tâm lý con người, họ chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, không để ý đến tác động tiêu cực của trò chơi đến người tham gia và người chứng kiến”.
Những thử thách gây đau đớn có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất của người tham gia. Về mặt tâm lý, hậu quả cũng rất nặng nề.
TS. Phạm Thị Thúy chia sẻ, không khí sôi nổi của chương trình khiến người trong cuộc phấn khích, chấp nhận các thử thách và dễ xúc động.
“Tuy nhiên, sau này xem lại, họ có thể nghĩ ‘không ngờ lúc đó mình chịu đau và chịu nhục được như vậy’. Trong clip kia, đi kèm với động tác bắn chun là rất nhiều câu nói nặng nề. Tôi xem video mà cảm thấy kinh khủng.
Đó là sự sỉ nhục, xúc phạm nhân phẩm trước đám đông, có thể gây ra tổn thương lớn về tâm lý cho ai đó sau này. Đặc biệt, video lại được công khai trên mạng xã hội, thu hút nhiều bình luận chỉ trích, tổn thương sẽ bị nhân lên nhiều lần”.
Những người có mặt trong buổi đào tạo, chứng kiến hình phạt bắn chun cũng bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý.
Theo chuyên gia, trò chơi đã “lấy sự hối hận, mặc cảm trước cái sai, xấu, dở của người khác để thúc giục họ thay đổi”. Việc này lợi bất cập hại.
“Người tổ chức cho rằng, thử thách này tạo động lực, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên với công việc chung, nếu không thủ lĩnh của họ sẽ bị trừng phạt.
Đây là một dạng thao túng tâm lý tiêu cực. Người chứng kiến bật khóc vì thương, vì sợ, vì xấu hổ khi mình làm ảnh hưởng đến người khác, từ đó sinh ra tâm lý mặc cảm, tội lỗi. Đó là phi giáo dục.
Với những người có tiềm ẩn những vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động này càng khó dự đoán trước”, TS. Phạm Thị Thúy chia sẻ.
Những video trên cũng gây ra hậu quả tâm lý xã hội, khiến người xem cảm thấy bi quan khi thấy một số công ty vì hiệu quả kinh doanh mà bất chấp, sẵn sàng tổ chức thử thách gây đau đớn cho người tham gia.
“Cộng đồng mạng không nên chỉ trích những người tham gia trò chơi này. Trong môi trường, mục đích đào tạo như vậy, họ tham gia cũng là điều dễ hiểu, chỉ là họ không lường trước được hậu quả phía sau”, chị nói thêm.
Theo chuyên gia tâm lý, buổi đào tạo mang tính giáo giục phải đảm bảo hai yếu tố.
Thứ nhất, mục tiêu đào tạo phải vì con người, quan tâm đến sức khỏe, tâm lý, cảm xúc của con người, chứ không chỉ vì hiệu quả kinh doanh. Đó mới là tư duy của kinh doanh bền vững, kinh doanh có đạo đức.
Thứ hai, người tổ chức phải nói rõ luật chơi kèm hậu quả có thể có để người chơi quyết định có tham gia hay không.
Cõng nhau giẫm gai hoa hồng, bắn chun sưng tay: Đào tạo phi giáo dục
Nhận định, soi kèo ZED FC vs El Gouna, 21h00 ngày 11/4: Cửa trên thất thế
Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân - đại sứ quỹ Nhịp tim Việt Nambày tỏ xúc động khi nhớ lại chặng hành trình hơn 10 năm đã qua.
Theo cô, điều ý nghĩa nhất mà mình cùng ê-kíp dự án làm được là giúp các bé mở ra một cuộc đời mới - nơi những ước mơ của mỗi em được tự do bay cao.
“Nhiều em thậm chí đang ở ‘cửa tử’ nhưng vẫn mơ giấc mơ của mình. Có em muốn chạy bộ, đá banh hoặc được đến trường đi học… những điều tưởng chừng nhỏ bé, bình dị thế thôi nhưng sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu không có những ca phẫu thuật kịp thời. Chúng tôi đã vỡ òa khi thấy các em hồi sinh, trở về cuộc sống bình thường như bao nhiêu người ngoài kia”, cô nghẹn ngào kể.
Ngô Thanh Vân nhớ kỷ niệm một cậu bé từng nhận được sự giúp đỡ mổ tim từ quỹ. Vài năm sau, cậu chủ động gọi nữ diễn viên, thông báo mình đã kết hôn, sinh con hoàn toàn khỏe mạnh.
“Chỉ cần nghe thế thôi là tôi xúc động. Tôi hiểu rằng hành trình của mình không chỉ cứu một mạng sống mà đó còn là sự tiếp nối, tạo nên những điều diệu kỳ”, cô nói thêm.
Dịp này, Ngô Thanh Vân công bố ca sĩ Jun Phạm là người sẽ thay mình dẫn dắt dự án trong chặng đường sắp tới.
Jun Phạm đã gắn bó cùng Vết sẹo cuộc đời từ khi còn là thành viên của nhóm nhạc 365. Trong suốt sự nghiệp, với các dự án riêng, Jun Phạm luôn dành những giải thưởng mình đạt được để ủng hộ các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh thông qua chương trình Nhịp tim Việt Nam.
Gần đây, anh cùng các đồng đội trong Anh trai vượt ngàn chông gai với tiết mục Nếu một mai tôi bay lên trời (Hứa Kim Tuyền), đã kêu gọi quyên góp cứu được 47 em nhỏ.
Trong khuôn khổ sự kiện, phim ngắn Máy bay giấydo Jun Phạm đạo diễn cũng được trình chiếu. Phim kể câu chuyện về hai anh em trong một xóm nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh.
Qua chiếc máy bay giấy, các em gửi gắm những ước mơ giản dị và trong veo lên bầu trời mỗi ngày, với niềm hy vọng rằng một ngày nào đó, ước mơ có một trái tim khỏe mạnh sẽ trở thành hiện thực.
"Tôi đặt mục tiêu kể một câu chuyện chân thực, làm lay động cảm xúc người xem trong thời gian gấp rút - 3 ngày, với mức kinh phí hạn chế", Jun Phạm cho biết. Ngoài vai trò đạo diễn, Jun Phạm còn diễn xuất, cùng các diễn viên Thanh Hiền, Lê Trang và 2 bạn nhỏ kể câu chuyện xúc động.
Chủ đề của Vết sẹo cuộc đời lần thứ 11 là Shape of dreams(tạm dịch: Dáng hình của những ước mơ). Ban tổ chức muốn xây dựng bức tranh đầy màu sắc về những ước mơ đan xen. Đó là ước mơ của cộng đồng, của những nhà hảo tâm và nghệ sĩ về việc mang đến cơ hội sống khỏe mạnh cho các em.
Trên hết, đó là ước mơ của chính những bạn nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh - được đến trường, được chơi đùa cùng bạn bè, hay đơn giản chỉ là sống một cuộc sống bình thường.
Ảnh, clip: HK
Với gần 400 trang màu, 8 chương, 45 từ khoá về rối loạn phổ tự kỉ, gần 300 hình minh hoạ, 40 trường hợp, gần 60 bảng và biểu mẫu, 145 tài liệu tham khảo… độc giả có thể nhận được:
Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về giáo dục trẻ tự kỉ từ góc nhìn giáo dục đặc biệt và thêm góc nhìn của ngành gần như âm ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu.
Các trường hợp minh hoạ sẽ giúp định hướng cho việc lựa chọn, vận dụng phương pháp can thiệp. Nhớ từng ca can thiệp là thói quen và kỹ năng của nhà chuyên môn giáo dục đặc biệt.
Hàng trăm ví dụ và các biểu mẫu giúp độc giả là nhà chuyên môn biết thiết kế hoạt động can thiệp và vận dụng vào các nghiên cứu cho sinh viên, học viên ngành giáo dục đặc biệt cũng như các ngành gần.
Các kế hoạch can thiệp mẫu, hơn cả kế hoạch giáo dục cá nhân chính là các kế hoạch được thiết kế chuyên sâu theo đặc trưng của từng phương pháp.
Hệ thống hình ảnh, để các nhà chuyên môn có mẫu vận dụng và thiết kế trong khi làm việc.
Trị liệu chơi, trị liệu giác quan, trị liệu âm nhạc và cả ứng dụng công nghệ cũng như những phương pháp, chương trình can thiệp có căn cứ khoa học cũng được tác giả trình bày từ lý thuyết đến thực hành, mô tả hiện tại và hướng đến tương lai.
Những câu chuyện trải dài gần 20 năm, là lịch sử để thế hệ các nhà chuyên môn sau này biết và trân trọng những thứ có trong hiện tại.
Tác giả hy vọng, ngôn từ trong cuốn sách sẽ giúp chạm vào trái tim độc giả để có được tiếng nói chung trong hành trình tìm kiếm các nguồn lực tốt nhất trong can thiệp rối loạn phổ tự kỉ ở Việt Nam. Bất cứ ai từng có trải nghiệm với người rối loạn phổ tự kỉ, chúng ta sẽ hiểu “để khác biệt không là rào cản” là thông điệp đúng và nhân văn nhất cho họ.
2023 tròn 80 năm 'tự kỉ' được gọi tên lần đầu bởi Leo Kanner. Với tính chất phức tạp và sự độc đáo trong phát triển, rối loạn phổ tự kỉ nhận được sự quan tâm khá lớn của giới nghiên cứu trong suốt nhiều năm qua với nhiều quan điểm tiếp cận rất khác nhau.
Rối loạn phổ tự kỉ thuộc nhóm rối loạn phát triển. Trong đó, nếu như khuyết tật trí tuệ là tình trạng kém phát triển chức năng nhận thức; khuyết tật học tập được thể hiện ở những khó khăn trong phát triển năng lực đọc, viết, tính toán; rối loạn giao tiếp hay rối loạn vận động là sự suy giảm chức năng trong các lĩnh vực giao tiếp và vận động; tăng động giảm chú ý là rối loạn ảnh hưởng đến khả năng tập trung và chú ý trong các hoạt động… thì rối loạn phổ tự kỉ bao gồm cả sự suy giảm trong chức năng giao tiếp xã hội và những khác biệt trong cách trẻ tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường.
Khi nhìn nhận rối loạn phổ tự kỉ ở tình trạng khác biệt trong phát triển nghĩa là chúng ta cần cung cấp những hỗ trợ và cả những điều chỉnh môi trường để trẻ rối loạn phổ tự kỉ có thể thích nghi, phản ứng lại một cách phù hợp với tiêu chuẩn chung và chấp nhận cả những phản ứng theo cách riêng của trẻ.
" alt="Để khác biệt không là rào cản"/>"Chỉ chưa đầy một phút, toàn bộ số thức ăn trong nồi đã bị cướp hết sạch", một khách mời tại đám cưới cho biết.
Hiện đoạn video đang thu hút hàng trăm nghìn lượt xem cùng nhiều ý kiến trái chiều. Đa phần nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước phong tục lạ của địa phương. "Nhìn họ như bị bỏ đói lâu ngày vậy. Cảnh tượng trông quá phản cảm. Họ có thể mang bát nhỏ tới ăn là được, sao phải tranh cướp như thế", một bình luận nhận định.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, dù sao tục lệ này còn hơn "náo động phòng" (tập tục "phá rối phòng hoa chúc", trêu đùa các cặp đôi mới cưới). Thời gian gần đây, ở nhiều địa phương tại Trung Quốc, tập tục này bị biến tướng thành các vụ việc nghiêm trọng như đùa quá đà gây ra ẩu đả, quấy rối tình dục...
Những tập tục thành "nỗi ác mộng" của các cô dâu chú rể Trung Quốc
Hiện giới trẻ Trung Quốc đang có xu hướng hạn chế những đám cưới kiểu phương Tây, lại thích quay về với các nghi thức truyền thống. Nhưng một trong các phong tục đang bị biến tướng ở nhiều địa phương, được nhắc tới nhiều nhất là "náo động phòng".
Phong tục này vốn có từ hơn 2.000 năm trước từ thời nhà Hán, vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Ý nghĩa ban đầu của tập tục được coi là "rất tốt đẹp".
Người xưa từng nghĩ ra những trò vui vẻ trong buổi đêm tân hôn của cặp đôi mới cưới với mục đích giúp xua đi bầu không khí gượng gạo của cả hai. Thời xưa, hầu hết các cuộc hôn nhân ở nước này thường được cha mẹ sắp đặt trước. Cô dâu chú rể không biết nhau, hoặc có biết cũng chưa từng tiếp xúc gần gũi.
Để giúp cả hai bớt ngại ngùng và tự nhiên hơn khi động phòng hoa chúc, bạn bè thân thiết của chú rể sẽ vào phòng cưới, trêu đùa tạo ra bầu không khí vui vẻ. Họ trêu chọc đôi uyên ương bằng trò vui hay câu đố dí dỏm. Phong tục này cũng được cho là giúp hai vợ chồng sống hòa thuận bên nhau, sớm sinh con thuận lợi.
Vốn từ ý nghĩa tốt đẹp trên, nhưng trong các đám cưới hiện đại ngày nay, tại một số địa phương lại bị biến thành hủ tục, khiến nhiều cặp đôi mới cưới thấy "khiếp sợ".
Theo khảo sát của tờ Youth Daily dựa trên 21.000 câu trả lời của độc giả, 80% cho biết, họ bị sàm sỡ bắt nạt trong đám cưới của mình, 60% tuyên bố thấy khó chịu với tập tục này.
Tháng 10/2016, tại một đám cưới ở tỉnh Hà Nam nước này, nhóm bạn của chú rể vào phòng tân hôn và có hành vi sàm sỡ cô dâu. Trong khi đó, chú rể lại ngồi im không có hành vi phản kháng. Sau khi đoạn video được đưa lên mạng đã gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Tháng 3/2021, giới chức thành phố Châu Bình tỉnh Sơn Đông đã ban hành văn bản "cấm những hành vi thô bỉ tại các đám cưới", đồng thời kêu gọi người dân tổ chức theo hướng văn minh.
Trong văn bản có nêu rõ những hành vi bị cấm bao gồm ép cô dâu chú rể cởi đồ, ăn mặc trang phục thiếu đứng đắn, quấy rối cô dâu và dàn phù dâu, gây rối hôn lễ...
Hiện quy định của thành phố nhận được sự ủng hộ từ dư luận. Nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn sẽ có thêm các địa phương khác ban hành lệnh cấm tương tự.
Theo Dân trí
" alt="Phong tục lạ tranh cướp đồ ăn trong đám cưới và nỗi sợ của cô dâu chú rể"/>Phong tục lạ tranh cướp đồ ăn trong đám cưới và nỗi sợ của cô dâu chú rể